Thay da đổi thịt những dự án đô thị

Năm 2010, tại đường Quốc lộ 13 quận Thủ Đức (nay là TP. Thủ Đức) có một khu đầm lầy rộng hơn 200 héc-ta, nơi đây được con sông Sài Gòn ôm trọn 3 mặt, mặt còn lại là tuyến đường quốc lộ 13 nối TP.HCM đi các tỉnh Tây Nguyên. Sự sống ở đây gói gọn với hơn 10 ngôi nhà nhỏ, những hộ dân sinh sống trong khu đầm lầy này với nghề trồng rau và cây cảnh.

Facebook
Twitter
Pinterest
Van phuc city tien do thang 5.2021

Dự án mới thay đổi diện mạo khu vực

Ông Hứa Văn Sáu, người dân sống ở mặt đường Quốc lộ 13, mặt ngoài của đầm lầy trước kia kể lại, hồi đó khu vực này thường bị ngập nước khi thủy triều lên, mênh mông cỏ dại, đời sống người dân khu vực này khổ cực. “Những căn nhà được xây theo kiểu tạm bợ, họ sống nhờ vào những mớ rau trồng trong khu đầm lầy, toàn bộ khu vực hoang tàn, như một vùng quê nhỏ giữa TP.HCM”, ông Sáu nhớ lại.

Nhưng rồi, một bình minh mới cho toàn khu đầm lầy đã xuất hiện. Sau khi Tập đoàn Vạn Phúc được chấp thuận đầu tư xây dựng dự án đô thị tại đây vào năm 2013, doanh nghiệp này nhanh chóng bắt tay vào việc đền bù di dời người dân sinh sống ở đây tới một nơi ở mới, cắt toàn bộ cỏ cho khu 200ha, và san lấp mặt bằng đầm lầy thành một khu vực rộng lớn. Cho tới năm 2015, toàn bộ khu đất đầm lầy này được san lấp, đồng thời tới năm 2016 những còn đường với những hàng cây xanh và những khu nhà phố bắt đầu xuất hiện thay cho những khu cỏ dại mọc um tùm.

Dự án khi hoàn thiện sẽ đáp ứng số lượng lớn nhu cầu nhà ở cho người dân tại TP.HCM.

Tới năm 2018, trường học, bệnh viện cũng xuất hiện ngay trong dự án này, các khu nhà phố bắt đầu hình thành những tuyến đường thương mại với các cửa hàng kinh doanh từ đồ ăn uống tới siêu thị, công viên cây xanh…

Để rồi từ đây, người dân về sinh sống, các tuyến phố chính đã hình thành khu thương mại, mua sắm sầm uất. Nếu như trước đây, hồ nước rộng hơn 20ha giữa đầm lầy thì nay là một công viên nước, với quảng trường và hệ thống bờ bao kênh sống trăng cùng hệ thống bờ kè xây quang khu đất thành một thành phố thu nhỏ.

thi truong nha dat van phuc

Cũng là một đầm lầy rộng gần 400ha, nơi mà những năm 2015 còn là khu vực chỉ có những cây dừa nước, những cánh đồng trồng rau muống, cỏ mọc um tùm và là nơi chăn thả trâu – bò của người dân quận 9 khi đó, nay là TP. Thủ Đức, thì chỉ trong thời gian ngắn, đã là một đô thị với hơn 44.000 căn hộ chung cư và gần 5.000 căn nhà phố biệt thự mang tên Vinhomes Grand Park do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.

Đại diện tập đoàn Vingroup từng cho biết, nhu cầu nhà ở của người dân TP.HCM đang rất lớn, trong khi các dự án cung cấp nhà cho người dân với giá cả hợp lý thì còn thiếu. Dự án khi hoàn thiện sẽ đáp ứng số lượng lớn nhu cầu nhà ở cho người dân tại TP.HCM.

Bắt đầu xây dựng từ năm 2018, tới nay, hàng chục tòa chung cư đã được bàn giao cho người dân về ở, những tuyến nhà phố, biệt thự cũng đã bắt đầu xây dựng và bàn giao. Nơi đây đang là một đại công trường lớn, xóa đi cái cảnh một đầm lầy hoang hóa, cỏ mọc um tùm. Thay vào đó là sự sống hồi sinh…

Đây cũng là viễn cảnh đã từng xuất hiện tại quận 7 TP.HCM khi những năm 2000 khu đô thị Phú Mỹ Hưng chỉ là một vùng đầm lầy rộng hơn 400ha, đường sá tại đây xuống cấp nghiêm trọng. Thế rồi tập đoàn Phú Mỹ Hưng từ Đài Loan xuất hiện xin TP.HCM được phát triển một đại đô thị rộng hơn 300 ha tại đầm lầy này. Việc đầu tiên họ làm đó là xây dựng các tuyến đường kết nối như Nguyễn Văn Linh, rồi đầm lầy cũng nhanh chóng thành đại đô thị hiện đại đầu tiên tại TP này. Các bệnh viện, trường học, chung cư, biệt thự, nhà phố… cũng từ đó mọc lên. Giờ đây, Phú Mỹ Hưng vẫn là đại đô thị kiểu mẫu và hiện đại nhất của TP.HCM nói chung và Việt Nam nói riêng.

Sự sống hồi sinh…

 

Rồi tới khu eo sông tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh quận Bình Thạnh, trước kia chỉ là khu nhà lụp xụp thì năm 2014 đã thành đại đô thị mang tên Vinhome Central Park với biệt thự, hơn 10.000 căn nhà chung cư, bệnh viện, trường học, công viên, trung tâm thương mại…

Tại TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương, còn nhớ năm 2014, khu vực này có một khu đất mà doanh nghiệp và người dân dùng để nuôi lợn, ô nhiễm môi trường nặng khiến người dân quanh khu vực phải bỏ đất mà đi. Thế rồi năm 2015, Công ty Phú Đông Group đầu tư biến trại heo này thành một khu đô thị mang tên Phú Đông 1, với nhà phố, chung cư, công viên, trường học. Đường sá cũng được doanh nghiệp này làm lại. Vậy là năm 2017, người dân tại TP.HCM và Bình Dương về đây sinh sống trở lại, siêu thị, các cửa hàng mua bán đủ mặt hàng cũng về đây phát triển kinh doanh. Kinh tế khu vực này bỗng chốc thay đổi…

Câu chuyện biến đầm lầy thành đại đô thị cũng đang được các doanh nghiệp lớn thực hiện ở nhiều tỉnh thành. Đơn cử như Tập đoàn Novaland đang biến khu đất rộng hơn 100ha vốn là đầm lầy, cỏ mọc um tùm bên cạnh sông Đồng Nai thành một đại đô thị lớn mang tên Aqua City, dự án này được cho là sẽ tạo sức bật cho kinh tế của TP. Biên Hòa khi doanh nghiệp xây dự án và có thêm cây cầu nối giữa tỉnh Đồng Nai với TP.HCM đi qua dự án này.

thi truong bat dong san sau dich

Đánh giá về câu chuyện các dự án khu đô thị đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các địa phương hiện nay, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, hiện các khu đô thị này đang đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế của các địa phương.

Theo ông Châu, hiện các địa phương đều có quy hoạch cụ thể về kinh tế và quy hoạch phát triển từng thời kỳ 5 năm và tầm nhìn sau 5 năm. Trong đó, các khu đô thị đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế bởi khi quy hoạch và cho phát triển các dự án khu đô thị đều xuất phát từ những khu đất khó canh tác về nông nghiệp, hay bất kỳ ngành nghề nào khác.

Khi xây dựng các dự án bất động sản lớn, sẽ kéo các ngành kinh tế phát triển, nhất là khu mua sắm cũng như doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh. Đơn cử như tại khu Phú Mỹ Hưng, hiện nay đang làm trung tâm kinh tế lớn của TP.HCM khi mà các doanh nghiệp ngoại đổ bộ vào đây cũng như lập văn phòng đại diện tại Việt Nam ở đây, kinh tế quận 7 từ thấp nhất TP trở thành cao nhất TP chỉ vì có khu đô thị Phú Mỹ Hưng xuất hiện.

gia nha van phuc city bao nhieu

Dự án đại đô thị có vai trò rất lớn trong việc thay đổi diện mạo của một khu vực

Bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Công ty Đại Phúc Land, một công ty con của Tập đoàn Vạn Phúc đánh giá rằng các dự án đại đô thị có vai trò rất lớn trong việc thay đổi diện mạo của một khu vực, nâng cao chất lượng sống của người dân, đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật cũng như sự phát triển về hạ tầng xã hội, hướng tới sự phát triển bền vững. Các dự án đại đô thị cũng đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố trong định hướng quy hoạch và phát triển chung.

“Cần một cơ chế đặc thù với các giải pháp hỗ trợ tích cực cho các chủ đầu tư có năng lực mạnh dạn phát triển các dự án có quy mô lớn do nguồn lực đổ vào rất lớn, thời gian triển khai dài hạn lên đến 10-20 năm. Bên cạnh đó để tạo điều kiện cho các đại đô thị thu hút cư dân về ở, Nhà nước cần đi song hành về đầu tư hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi đến các khu vực này”, bà Hương cho biết.

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho rằng, TP.HCM hiện nay đang tiến hành liên kết vùng với các tỉnh thành, trong đó có việc giãn dân về các tỉnh lân cận sinh sống. Thế nhưng muốn làm được điều này, cần có những khu đô thị lớn để tạo quỹ nhà ở cho người dân cũng như đám ứng các nhu cầu sống thiết yếu như trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm

Để làm được điều này, TP.HCM nên liên kết với các tỉnh để tạo quỹ đất xây dựng các khu đô thị lớn, thứ nhất sẽ giải bài toán phát triển kinh tế các tỉnh, tiếp theo là câu chuyện nhà ở cho người dân đang sống tại TP.HCM khi mà họ rất cần nhà giá rẻ để mua ở nhưng TP lại đang thiếu vắng loại hình căn hộ này.

Theo: diendankinhte.vn